Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt công nghiệp

Trong tháp giải nhiệt công nghiệp, nước có một vai trò vô cùng quan trọng. Là phương tiện truyền nhiệt, trao đổi nhiệt với không khí bằng cách bay hơi, nhờ đó giúp làm mát các loại máy móc, trang thiết bị…Do vậy, để đảm bảo quá trình làm mát này diễn ra bình thường và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị, nước trong tháp phải đảm bảo được những tiêu chuẩn nhất định.

Tiêu chuẩn nước trong tháp giải nhiệt giúp các doanh nghiệp đánh giá được chất lượng nước tuần hoàn và nó phải đạt được những yêu cầu sau:

Độ pH cân bằng

Độ pH của nước giúp ta xác định được tính axit hoặc tính kiềm của nó, với thước đo trong phạm vi 0-14.7 là trung tính. Nếu nước trong tháp giải nhiệt có độ pH từ 0-7 là môi trường axit, còn độ pH từ 7-14 thì đây là môi trường kiềm. Trong đó, môi trường axit sẽ khiến cho kim loại dễ bị ăn mòn nhanh chóng, còn với môi trường kiềm thì đây lại là điều kiện thuận lợi cho cáu cặn phát triển.

Ngoài ra, chỉ số pH cao hay thấp còn ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của vi sinh vật; do đó, hiệu quả của nhiều loại hóa chất tiêu diệt vi sinh vật cũng phụ thuộc lớn tới độ pH của nước này. Chính vì vậy, các doạnh nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt cần chú ý tới việc kiểm soát chỉ số pH của nước. Và với tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt này thì độ pH tốt nhất là phải ở mức cân bằng =7, nhằm tránh nguy cơ xảy ra tình trạng ăn mòn, cáu cặn trong tháp.

Chỉ số bão hòa ở mức từ 0 – 1,0

Chỉ số bão hòa của nước trong tháp làm mát còn được gọi là chỉ số Langlier Saturatinon. Đây chính là thước đo đánh giá được sự ổn định của nước liên quan tới nguy cơ ăn mòn hay cán cặn. Nếu chỉ số bão hòa ở mức âm thì nước tuần hoàn có xu hướng ăn mòn, còn ngược lại nếu chỉ số bão hòa dương thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn. Theo các chuyên gia, để giúp tháp hạ nhiệt đảm bảo được hiệu quả làm việc tốt và ổn định thì chỉ số bão hòa nước chỉ nên dao động từ 0 – 1,0.

Độ dẫn điện của nước thấp

Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt công nghiệp không chỉ phải đảm được độ pH ở mức cân bằng, chỉ số bão hòa chỉ nên từ 0-1 mà nó còn phải đảm bảo được độ dẫn điện thấp. Bởi độ dẫn điện là thước đo khả năng dẫn điện của nước, cho thấy hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước, và nó được biểu thị bằng đơn vị đo microsiemens/cm.

Sự xuất hiện của khoáng chất trong nước tuần hoàn mặc dù không làm ảnh hưởng tới khả năng làm mát của hệ thống nhưng có lại có thể kết hợp với nhau tạo thành cáu cặn. Khi xuất hiện cáu cặn trong nước, tạp chất này sẽ bám dính vào hệ thống van, đường ống và bề mặt giải nhiệt; từ đó làm giảm áp lực nước và hiệu quả trao đổi nhiệt thấp. Do đó, để giảm thiểu sự hình thành cáu cặn trong hệ thống tuần hoàn thì tiêu chuẩn độ dẫn điện của nước tháp giải nhiệt phải thấp.

Độ cứng của nước thấp

Ngoài ra, các đơn vị cũng cần phải đảm bảo được độ cứng của nước thấp, bởi đây cũng là yếu tố gây cáu cặn trong hệ thống tuần hoàn. Độ cứng biểu thị cho hàm lượng các ion hóa trị có trong nước như mangan, sắt hoặc thiếc, magie, canxi. Có hai loại độ cứng phổ biến là độ cứng cabonat (độ cứng tạm thời) thể hiện sự lắng đọng của cáu cặn canxi cacbonat trong đường ống, bề mặt giải nhiệt và một loại độ cứng phi-cacbonat (hay còn gọi là độ cứng vĩnh viễn).

Trên đây là thông tin về các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt công nghiệp, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng thiết bị có hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào, người dùng có thể liên hệ qua Hotline để được được giải đáp nhanh chóng, miễn phí.