Phân loại tháp giải nhiệt dựa trên nguyên lý hoạt động

Như các bạn đọc đã biết, tháp giải nhiệt (Cooling tower) là một trong những hệ thống làm mát quan trọng trong các nhà máy, xí nghiệp. Để phân loại được các tháp giải nhiệt cũng là một vấn đề rối ren vì nó được phân loại theo rất nhiều kiểu khác nhau. Trong bài viết này, Khải Long Đạt xin nói về cách phân loại hệ thống làm mát này dựa trên nguyên lý hoạt động.

Các hệ thống máy móc trong ngành công nghiệp rất đa dạng và các hoạt động cũng rất khác nhau. Do đó, không phải tháp giải nhiệt nào cũng ứng dụng được cho mọi hệ thống. Tháp giải nhiệt được thiết kế và sản xuất theo nhiều loại, với nhiều kích cỡ có sẵn. Nắm bắt rõ ràng các loại tháp khác nhau, cùng với các ưu điểm và hạn chế của chúng là điều rất quan trọng khi xác định tòa tháp phù hợp cho dự án.

Tháp giải nhiệt chéo (Crossflow Cooling Tower)

Trong các tháp giải nhiệt chéo, nước chảy theo chiều dọc qua lớp nằm ở trong một bộ phận là Fill trong khi không khí được đưa vào theo chiều ngang, ngang qua dòng nước rơi. Từ đó tạo nên tiếp xúc trực tiếp và giúp làm giảm nhiệt độ nước

Dựa trên cấu trúc này, không cần sử dụng hệ thống phân phối cho không khí, nước nóng ở phía trên của tháp sử dụng trọng lực như một hệ thống phân phối.

Cấu trúc này được áp dụng rộng rãi cho hầu hết các tháp giải nhiệt chéo

Marley Crossflow Cooling Tower Animation

Tháp giải nhiệt ngược dòng (Counterflow cooling towers)

Tháp giải nhiệt ngược dòng được thiết kế sao cho không khí được thổi từ dưới thẳng đứng lên trên, trong khí đó nước nóng được chảy theo dòng từ trên xuống. Không khí và nước tiếp xúc trực tiếp với nhau tại bộ phận Fill của tháp.

Do luồng không khí được thổi từ dưới lên nên cần một hệ thống khép kín do đó loại tháp giải nhiệt này không thể lợi dụng trọng lực giống như ở tháp giải nhiệt chéo. Thay vào đó, tháp sử dụng hệ thống phun với áp suất lớn, giúp tuần hoàn dòng chảy trong tháp.

Với một lưu ý rằng không khí phải được tiếp xúc trực tiếp với nước nên các đường ống và vòi phun sẽ được thiết kế các xa nhau giúp không khí có không gian tiếp xúc.

Vì không khí phải có thể đi qua hệ thống phun, nên các đường ống và vòi phun phải cách xa nhau để không hạn chế luồng khí.

Marley Counterflow Cooling Tower Animation

Hy vọng với bài viết vừa rồi Khải Long Đạt có thể giúp bạn thêm phần hiểu hơn về 2 loại thiết kế của tháp giải nhiệt.